Phượng Hoàng cổ trấn (tên gốc Phượng Hoàng cổ thành, Hán tự: 凤凰古城), một trong những điểm đến du lịch được xếp hạng 4A và quan trọng nhất của tỉnh Hồ Nam. Phượng hoàng cổ trấn được liệt kê vào danh sách di sản thế giới dự kiến của UNESCO theo hạng mục di sản văn hóa vào ngày 28 tháng 3 năm 2008. Ngày nay, Phượng Hoàng thu hút rất nhiều lượt khách du lịch mỗi năm.

Nằm ở phía tây tỉnh Hồ Nam, bên cạnh dòng Đà Giang thơ mộng, Phượng Hoàng cổ trấn (Bính âm: Fenghuang gucheng) là cổ trấn 1.300 tuổi ở Trung Quốc. Thị trấn ít chịu hậu quả của các cuộc chiến tranh nên vẫn giữ được gần như nguyện vẹn cấu trúc của một đô thị cổ miền nút của lịch sử phương Đông. Tên của trấn, Phượng Hoàng, được đặt theo tên của loài chim với một giai thoại đẹp.

Tương truyền rằng có một đôi phượng hoàng – loài chim thần có khả năng tái sinh từ ngọn lửa đã từng bay qua cổ trấn này, vì cảnh vật quá đẹp nên chúng lưu luyến mãi mới chịu rời đi. Một ngày nọ thị trấn bị hỏa hoạn, đôi chim không tiếc thân mình lao vào dập lửa và đã bị tử nạn. Từ đó, người dân ở đây đã đặt tên cho thị trấn là Phượng Hoàng để ghi nhớ và tri ân đôi chim thiêng.

Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng với kiến trúc Điếu Cước Lâu (Diaojiaolou) đặc sắc gìn giữ văn hóa của các dân tộc thiểu số sinh sống bên sông ở miền nam Trung Quốc. Điếu cước lâu là kiểu kiến trúc nhà bán sàn đặc trưng của văn hóa bản địa. Kiến trúc này vừa phù hợp với hoàn cảnh sống bên sông của người dân, vừa là sự giao thoa phong cách xây dựng của các dân tộc thiểu số nơi đây.
Nguồn Wikipedia.com